Mùa nào đến du lịch Tây Nguyên 1 câu hỏi luôn cập nhật trước khi cho bạn có dự định khám phá vùng đất cao nguyên hoang sơ.Ở Tây Nguyên, mùa mưa và mùa khô chia tách rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 – 12 dương lịch, số ngày mưa chiếm tới 130 – 170 ngày trong một năm. Vào mùa này, đường sá đi lại khó khăn, nhất là những tuyến đường đất. Đối với khách du lịch, đó không phải là mùa thích hợp để đi du lịch. Nhưng đối với những ai muốn ở lại nghiên cứu vùng đất này lâu dài, thì đó lại là mùa “làm ăn” được. Những ngày mưa, nằm trong ngôi nhà người Thượng, nghe các già làng kể chuyện bên bếp lửa, trò chuyện với họ trong những ngày nghỉ dài, là cơ hội tốt để tìm hiểu các tộc người ở đây.
Đối với số đông, mùa khô, nhất là những tháng đầu năm, khi nắng còn chưa gắt và không khí chưa khô lắm – thích hợp cho một chuyến lên Tây Nguyên ngắn ngày. Đặc biệt, khí hậu vùng cao nguyên Lang Biang, nơi có thành phố Đà Lạt nổi tiếng, gần giống với khí hậu vùng ôn đới, vì cao nguyên này có độ cao tới 1000m (nhiệt độ trung bình ở đây là 18oC, trong khi ở các cao nguyên phía bắc Tây Nguyên là 23 – 25oC).
Lên Tây Nguyên có thể đi bằng nhiều đường khác nhau. Hiện nay có máy bay từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí minh lên Buôn Mê Thuột, Plây Ku và Đà Lạt (sân bay Liên Khương).
Ở đây có nhiều phong tục, tập quán lâu đời, rất riêng biệt của các tộc người. Chỉ riêng những lễ tết đầu năm cũng đủ thu hút du khách hàng tháng trời, vùng này sang vùng khác, từ tháng chạp năm trước đến tháng hai, tháng ba âm lịch năm sau. Cả một “mùa tết” chứ không phải là những “ngày tết”: Lễ hội Cúng Đất làng của người Ba Na ở Kon Tum , Lễ hội giỗ tổ ngành thêu ở Đà Lạt, Lễ bỏ mả của người Bana Konkơđeh, Hội đua voi, Lễ ăn cơm mới, Lễ đâm trâu…
Vui nhất là “Lễ đâm trâu”. Gặt hái xong, mỗi nhà góp tiền, gạo cho chủ làng mua trâu. Chủ làng ấn định ngày làm lễ. Lễ đâm trâu thường tổ chức vào sáng ngày tết. Dân làng ăn mặc đẹp kéo tới trước nhà rông. Con trâu dùng làm vật hy sinh cúng thần được buộc chặt vào cái cột đã chôn sẵn. Vị pháp sư ngồi vào chỗ danh dự nhất giàn cúng. Lễ đâm trâu bắt đầu mà diễn thường là mảnh đất bao quanh cột lễ gắn với những hình và vật trang trí gợi lên hình ảnh của trục vũ trụ trong thần thoại. Sau lễ cúng, mỗi người về nhà nấu cơm chờ lệnh mới. Thịt trâu được xẻ thành nhiều mảnh để ngay trong nhà rông. Buổi trưa, làng lại họp. Chủ làng chia thịt cho dân làng. Mọi người ăn chung ở nhà rông. Sau đó là lễ uống rượu cần, cuộc vui lúc này mới bắt đầu thật hào hứng.
( Nguồn sưu tầm http://dulichvietnam.pro.vn or https://www.facebook.com/dulichvietnam.pro.vn/ )