Văn hóa Hàn Quốc, một số nét đặc trưng có một không hai của xứ sở kim chi
Trên thế giới, mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng văn hóa riêng. Văn hóa Hàn Quốc cũng vậy, nhờ có nó mà xứ sở kim chi mang màu sắc rất riêng, ai ai cũng muốn đến đây du lịch một lần trong đời. Để thực chạm vào những thứ tai đã nghe, mắt đã thấy hình.
Hanbok
Được xem là trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Áo hanbok của phụ nữ gồm có một váy dài “china” và một áo vét theo kiểu bôlêrô “Jeogori”. Áo của đàn ông gồm có một áo khoác ngắn “Jeogori” và quần “baji”. Cả hai bộ hanbok này đều có thể mặc với một áo choàng dài theo kiểu tương tự gọi là “durumagi”. Hanbok được xem là nét văn hóa độc đáo của người dân Hàn Quốc, trang phục truyền thống này được giới trẻ nhiều quốc gia yêu thích. Họ luôn mong muốn được mặc thử một lần để cảm nhận văn hóa Hàn Quốc một cách rõ nét. Ngày nay, người Hàn Quốc chủ yếu mặc Hanbok vào các dịp lễ tết hoặc các lễ kỉ niệm như ngày cưới hoặc tang lễ.
Kimchi và Bulgogi
Ẩm thực luôn là văn hóa độc đáo của các quốc gia. Đến quốc gia nào mà chưa thưởng thức thức ăn truyền thống nơi ấy thì coi như công cóc rồi. Bulgogi, có nghĩa là thịt nướng, là món ăn phổ biến của người Hàn Quốc và kimchi- món rau cải thảo muối có vị cay. Bulgogi được làm từ bất kì loại thịt nào. Trong đó, thịt bò và thịt lợn là loại thịt thường được dùng nhiều nhất. Để tạo nên hương vị độc đáo, thơm ngon của 2 món ăn này, gia vị là thứ quan trọng nhất.
Hangeul – Bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc
Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỉ 15 bởi vị vua anh minh triều đại Joseon – vua Sejong. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ Hangeul có thể tạo thàng hàng nghìn chữ và thể hiện bất kì âm điệu nào. Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, Hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này.
Talchum – Mặt nạ và múa mặt nạ
Mặt nạ, thường được gọi là “tal” trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng. Hình dáng của các loại mặt nạ thường kì lạ và đã được cách điệu, vì “talchum ” – loại hình múa mặt nạ -thường được biểu diễn vào đêm dưới ánh sáng của các đống lửa.
Đền Bulguksa và Seokguram Grotto – Địa điểm tín ngưỡng đẹp ngỡ ngàng
Tín ngưỡng cũng là một nét văn hóa Hàn Quốc đẹp mà chúng ta nên nhắc đến. Bulguksa, là một trong những ngôi Đền Phật giáo lớn nhất và đẹp nhất Hàn Quốc, nằm ở Gyeongju. Bulguksa ban đầu là một ngôi đền nhỏ mà nhà vua Beop-heung (514 -540) triều đại Silla đầu tiên sùng tín Phật giáo, đã xây dựng để cầu mong phồn thịnh và an bình cho vương quốc của mình. Kiến trúc hiện nay của ngôi đền có từ năm 751 khi nó được được xây dựng lại.
Trước kia, đền gồm có 80 toà nhà, nhiều gấp mười lần số lượng còn lại cho tới bây giờ. Đền nằm trên núi cao, phía sau lưng là Seokguram, động bằng đá nhân tạo được biết đến như là một trong những động đẹp nhất của đạo Phật. Seokguram bao gồm một tiền sảnh hình chữ nhật, và một lễ đường hình tròn với vòm trần nối liền với hành lang cũng xây theo hình chữ nhật. Seokguram và Bulguksa đã được đưa vào danh sách Di sản văn hoá thế giới của UNESCO từ năm 1995. Nếu đã đến Hàn Quốc du lịch, hãy ghé thăm đến ngôi chùa đẹp ngỡ ngàng này nhé.
Nghệ thuật Hàn Quốc
Người Hàn Quốc thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật. Âm nhạc và nghệ thuật cùa Hàn Quốc lan tỏa đến nhiều quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Trong đó, kì cựu phải kể đến nghệ sĩ violin Sarah Chang. Sarah Chang đã ra album đầu tiên khi mới chín tuổi. Một nghệ sĩ violin nổi danh khác người Hàn Quốc là Chung Kyung-wha đang giữ danh hiệu một trong những nhạc sĩ đang được chào đón nhất trên sàn diễn quốc tế trong suốt 25 năm nay. Nghệ sĩ Soprano Jo Su-mi được chỉ huy dàn nhạc tài ba Herbert von Karajan phát hiện và theo nhận định của chỉ huy dàn nhạc Herbert thì chị có giọng hát “trời cho”.
Nhạc cụ truyền thống
Có khoảng 60 nhạc cụ truyền thống của người Hàn Quốc đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bao gồm loại đàn 12 dây “gayageum” và đàn 6 dây “geomungo”, cả hai loại nhạc cụ này đều được xác định là xuất hiện từ thế kỷ thứ 6.
Jasu – Nghệ thuật thêu
Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí như bình phong gấp. Thêu cũng được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong nhà, nhà gối, bao kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải. Văn hóa Hàn Quốc phần nào thể hiện qua các vật dụng trang trí này.
Thời xa, thường dân không được mặc vải có hình thêu, trừ các bộ lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục đích trang trí đơn thuần, Jaju Phật giáo trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho tôn giáo.